Sao Hàn gây chú ý với vlog du lịch Việt Nam
Các ngân hàng đã thông báo thời gian nghỉ giao dịch dịp Tết Ất Tỵ 2025. Như vậy trong thời gian này, khách hàng có nhu cầu chuyển khoản, rút tiền cần lưu ý để tránh giao dịch có thể bị gián đoạn. Chẳng hạn, Ngân hàng Vietcombank thông báo sẽ nghỉ giao dịch từ ngày 25.1 (26 tháng chạp) đến hết ngày 2.2 (mùng 5 tháng giêng Ất Tỵ). Sau đó sẽ bắt đầu hoạt động lại bình thường. Trước đó, Vietcombank đã thông báo thời gian hoạt động của dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 như các khung giờ cut-off time từ ngày 17.1 đến 3.2. Giờ cut-off time là thời hạn cuối cùng trong ngày để Vietcombank hạch toán lệnh chuyển tiền đi của khách hàng. Các lệnh chuyển tiền được ngân hàng nhận trước giờ cut-off time sẽ xử lý trong ngày. Các lệnh chuyển tiền được Vietcombank nhận sau thời điểm này sẽ chuyển đi vào ngày làm việc tiếp theo. Cụ thể, từ 24.1, thời gian hoạt động của dịch vụ chuyển tiền trong lãnh thổ Việt Nam, thu nộp ngân sách Nhà nước và các khoản phải thu khác chuyển đến Kho bạc Nhà nước, giờ cut-off time chuyển tiền trong nội bộ Vietcombank là 17 giờ 30, chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước là 16 giờ, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng ngoài hệ thống với số tiền dưới 500 triệu đồng là 16 giờ và số tiền từ 500 triệu đồng trở lên là 16 giờ 30. Từ ngày 25.1 đến 2.2, ngân hàng sẽ nghỉ Tết Nguyên đán. Từ ngày 4.2, ngân hàng sẽ quay trở lại hoạt động bình thường.Tương tự, Ngân hàng VietinBank thông báo về thời gian hoạt động của tính năng giải ngân online dịp Tết Ất Tỵ 2025. VietinBank sẽ nghỉ giao dịch từ ngày 25.1 (26 tháng chạp) đến hết ngày 2.2 (mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ). Riêng tính năng giải ngân online trên ứng dụng ngân hàng số VietinBank iPay Mobile sẽ đảm bảo thông suốt giao dịch đến hết ngày 27.1 (28 tháng chạp). Lịch nghỉ của các nhà băng khác cũng tương tự như trên. Trong giai đoạn ngân hàng nghỉ Tết Âm lịch, việc giao dịch trực tiếp tại các phòng giao dịch, chi nhánh sẽ bị ngừng hoàn toàn. Tuy nhiên, các giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra số dư... đều có thể thực hiện qua internet banking, mobile banking hoặc tại các máy ATM. Khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng... chấp nhận thanh toán thẻ.Tuy nhiên, các ngân hàng cũng khuyến cáo, trước khi thực hiện giao dịch, hãy kiểm tra kỹ thông tin tài khoản người nhận để tránh chuyển nhầm tiền; luôn bảo mật thông tin cá nhân và mật khẩu khi giao dịch trực tuyến, tránh truy cập vào các đường link lạ hoặc cung cấp thông tin cho người khác; không chia sẻ thông tin cá nhân và mật khẩu với bất kỳ ai, kể cả người thân...Cúp truyền hình: Đánh bại ngoại binh, tay đua khoác áo lính ăn mừng chiến thắng đầu tay
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Trao gần 131 triệu đồng giúp 6 trẻ đột ngột mồ côi mẹ
Chiều 4.2, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, cùng ngày, lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an H.Thọ Xuân đã bắt được nghi phạm Nguyễn Phúc Quang (32 tuổi, ngụ xã Xuân Giang, H.Thọ Xuân), để điều tra về hành vi giết người.Thời điểm bị bắt, nghi phạm Nguyễn Phúc Quang đang lẩn trốn trên địa bàn thôn 15, xã Xuân Sinh, giáp ranh với xã Xuân Giang (H.Thọ Xuân).Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng 5 giờ 30 ngày 4.2, Nguyễn Phúc Quang đã bế con trai là cháu N.P.Q.D (4 tuổi) từ trong nhà ra khu vực bờ ao của gia đình và ra tay sát hại. Sau khi gây án, Quang bỏ trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự và Công an H.Thọ Xuân tổ chức truy tìm nghi phạm. Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.
Sáng 10.1, tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup cùng các công ty trong hệ sinh thái phát động chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh", kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về môi trường và chung tay giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô.Theo báo cáo của Sở TN-MT Hà Nội, giao thông được xác định là nguồn phát thải lớn nhất, chiếm tới 70% lượng khí thải gây ô nhiễm đô thị.Với trách nhiệm của một doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thủ đô, đồng thời đang vận hành hệ sinh thái xe điện hoàn chỉnh, Tập đoàn Vingroup quyết định phát động chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh" nhằm kêu gọi cả cộng đồng cùng hành động để giành lại bầu trời xanh cho thủ đô, đặc biệt là giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực giao thông.Theo đó, ngay từ ngày 10.1.2025, Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái di chuyển xanh gồm VinFast, VinBus, GSM, FGF sẽ đồng loạt triển khai nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ ý nghĩa cho khách hàng mua, thuê và sử dụng xe điện hàng ngày.Cụ thể, VinFast hỗ trợ lên tới 70 triệu đồng cho tất cả khách hàng mua xe ô tô điện và đăng ký biển số lưu hành tại Hà Nội từ ngày 10.1.2025 đến hết ngày 31.1.2026. Mức hỗ trợ cụ thể sẽ tương ứng với từng dòng xe và hình thức mua xe kèm pin hoặc thuê pin, dao động từ mức 3,6 triệu đồng (cho xe VF 3 thuê pin) đến 70 triệu đồng (cho xe VF 9 mua pin).Đối với khách hàng mua xe máy điện và xe đạp điện, mức hỗ trợ sẽ dao động từ 500.000 đồng (cho xe Evo200 thuê pin) đến 3.000.000 đồng (cho xe Theon S mua pin).Số tiền hỗ trợ từ VinFast cho các loại xe trên sẽ được quy đổi thành điểm VinClub để khách hàng sử dụng dịch vụ tại tất cả các đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup, sẽ được chi trả sau khi khách hàng hoàn tất thủ tục đăng ký biển số.Với các khách hàng lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại TP.Hà Nội, Công ty VinBus sẽ hỗ trợ 50% giá vé cho tất cả khách hàng mua vé tháng đơn tuyến trên các tuyến của VinBus từ ngày 1.2.2025 đến hết ngày 31.1.2026.Công ty GSM cũng sẽ ra mắt các gói hội viên dành riêng cho khu vực Hà Nội, với các mã khuyến mãi trong 365 ngày cho cả dịch vụ Xanh SM Taxi và Xanh SM Bike có điểm đến và đi tại Hà Nội.Trong khi đó, Công ty FGF sẽ ưu đãi trực tiếp giá thuê xe và tích điểm cho các khách hàng thuê xe ngắn hạn và nhận xe tại Hà Nội kể từ ngày 15.1.2025 cho đến khi có thông báo mới. Khách hàng mua xe cũ qua FGF cũng sẽ được hưởng mức hỗ trợ tương tự như chính sách của VinFast đối với từng dòng xe.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, cho biết: "Nỗ lực lấy lại sự trong lành cho bầu trời thủ đô không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà là lời kêu gọi xuất phát từ trái tim, cần đến sự chung tay của cả cộng đồng, từ các cơ quan quản lý tới các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân đang sống, học tập và làm việc trên địa bàn Hà Nội.Tôi tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, đoàn kết của cả cộng đồng, chiến dịch "Vì thủ đô trong xanh" sẽ thành công, mang lại không khí trong lành hơn, môi trường sống an toàn hơn cho người dân Hà Nội".Theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, ở các quận nội thành Hà Nội, thủ phạm gây ô nhiễm chính là các phương tiện giao thông cá nhân chạy xăng dầu, với hơn 6 triệu xe máy, gần 800.000 ô tô động cơ đốt trong ngày đêm nhả khói.Vài năm gần đây, Hà Nội đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm từ các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường giao thông công cộng. Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030 có 100% xe buýt xanh với nguồn lực tài chính lên đến 43.000 tỉ đồng."Hà Nội đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng không khí. Nếu không hành động ngay lập tức, cái giá phải trả không chỉ là tài chính mà còn là sức khỏe, thậm chí là tính mạng, tương lai của thế hệ sau. Mỗi phút chần chừ hôm nay đều đang góp phần làm nặng thêm gánh nặng môi trường mà con cháu chúng ta phải gánh chịu ngày mai", ông Tùng nhấn mạnh.Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nhấn mạnh ấn tượng với giải pháp cụ thể của Vingroup trong việc dồn lực mạnh mẽ đưa các chính sách hỗ trợ, sử dụng xe điện thay thế xe chạy xăng dầu truyền thống.Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội kêu gọi toàn thể cộng đồng thủ đô từ mỗi người dân, doanh nghiệp cho tới các tổ chức đoàn thể cùng ý thức và hành động bảo vệ môi trường sống. Những hành động thiết thực có thể bắt đầu từ việc chuyển sang sử dụng xe điện hoặc các phương tiện giao thông công cộng điện hóa, không sử dụng bếp than, đốt rác ngoài trời, tăng cường trồng cây xanh, bảo vệ không gian xanh tại nơi mình sinh sống.
Tuyển sinh đầu cấp TP.HCM: Phân tuyến theo nơi ở của học sinh
Còn TP.HCM nắng nóng 37 độ C nhưng phương tiện giao thông đông đúc, cơ sở sản xuất nhất nhiều nhất cả nước khiến cho nhiệt độ ngoài trời vượt cao hơn nhiều so với nhiệt độ khí tượng. Theo phản ánh của nhiều người dân, trong những ngày qua nhiệt độ thực tế ngoài trời ở TP.HCM thường vượt 40 độ C, thậm chí đến 42 - 43 độ C.